LẬP BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (BCCTBVMT)
Loading...
LẬP BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (BCCTBVMT)

LẬP BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (BCCTBVMT)

Liên hệ
Theo các quy định trước đây, các doanh nghiệp khi đi vào hoạt động phải thực hiện rất nhiều loại báo cáo môi trường trong 01 năm. Đồng thời những báo cáo môi trường này phải nộp cho nhiều cơ quan quản lý nhà nước khác nhau với tần suất báo cáo khác nhau...
tư vấn báo giá
  • Chia sẻ qua viber bài: LẬP BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (BCCTBVMT)
  • Chia sẻ qua reddit bài:LẬP BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (BCCTBVMT)

MÔ TẢ CHI TIẾT

Theo các quy định trước đây, các doanh nghiệp khi đi vào hoạt động phải thực hiện rất nhiều loại báo cáo môi trường trong 01 năm. Đồng thời những báo cáo môi trường này phải nộp cho nhiều cơ quan quản lý nhà nước khác nhau với tần suất báo cáo khác nhau.

Tuy nhiên, từ năm 2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP  để có những thay đổi tích cực về chế độ BCCTBVMT của doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp chỉ phải thực hiện một BCCTBVMT, nộp vào cuối năm, thay vì phải thực hiện nhiều loại báo cáo môi trường và phải nộp nhiều lần với nhiều cơ quan tiếp nhận như trước đây

  • Báo cáo công tác bảo vệ môi trường là gì ?

BCCTBVMT là báo cáo tổng thể các vấn đề về môi trường của doanh nghiệp phải thực hiện để báo cáo đến các cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề môi trường định kỳ hàng năm.

Hồ sơ BCCTBVMT tổng hợp các loại báo cáo định kỳ hàng năm của doanh nghiệp về vấn đề môi trường, bao gồm: báo cáo quan trắc môi trường, báo cáo quản lý chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại, phế liệu và khai thác khoáng sản.

  • Đối tượng nào cần phải thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường?

Đối tượng cần phải thực hiện BCCTBVMT bao gồm: Chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, trừ Đối tượng là chủ đầu tư và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật của khu công nghiệp theo Quy định chi tiết tại khoản 1 Điều 37 Thông tư 25/2019/TT-BTNMT. Cũng theo đó, Doanh nghiệp phải có trách nhiệm lưu giữ các tài liệu liên quan đến báo cáo. Để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện công tác thanh, kiểm tra.

  • Tần suất thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường

Tần suất thực hiện BCCTBVMT định kỳ là 1 lần/năm

– BCCTBVMT định kỳ hàng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) được gửi tới các cơ quan quản lý trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo.

  • Cơ quan tiếp nhận báo cáo công tác bảo vệ môi trường

BCCTBVMT gửi tới các cơ quan như sau:

– Cơ quan đã phê duyệt, xác nhận báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc hồ sơ về môi trường tương đương của dự án, cơ sở

– Sở Tài nguyên và Môi trường (nơi dự án, cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ)

  • Mức phạt khi không thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường

Do BCCTBVMT là báo cáo tổng hợp. Bao gồm: báo cáo quan trắc môi trường, báo cáo quản lý chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại, phế liệu và khai thác khoáng sản. Vì thế, nếu doanh nghiệp không thực hiện việc BCCTBVMT sẽ áp dụng mức phạt đã được quy định tại Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, với khung hình phạt cao nhất là 500 triệu đồng.

Anh/Chị hãy liên hệ tới Công ty TNHH  Môi Trường Kaizen để được tư vấn hướng dẫn chi tiết

Di Động: 0985 879 895 (Mr.Thanh)  0987 993 798 (Mr. Thân)

Emai: cskh@ekaizen.com.vn

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH

Theo quy định tại Điều 91, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, các khí nhà kính chính là carbon dioxide (CO2), methane (CH4) và nitrous oxide (N2O). Các khí có hàm lượng thấp nhưng có tiềm năng cao gây hiệu ứng nhà kính là hydrofluorocarbons (HFCS), perfluorocarbons (PFCS), sulphur hexafluoride (SF6) và nitrogen, trifluoride (NF3). Kiểm kê khí nhà kính là một trong những nội dung giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Giấy phép môi trường được xác định là văn bản do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ban hành cho phép chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh vận hành toàn bộ hoặc một phần công trình dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh với các yêu cầu, điều kiện bảo vệ môi trường cụ thể...

GIẤY XÁC NHẬN HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường là Nghiệm thu các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường, trước khi hết thời hạn vận hành thử nghiệm 30 ngày.

LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (DTM)

Để làm được báo cáo đánh giá tác động môi trường chúng ta cần nắm được...

VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Vận hành thử nghiệm: là  quá trình hoạt động để đánh giá sự phù hợp  và đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật về chất thải của các công trình, thiết bị xử lý: nước thải, bụi, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại (gọi chung là công trình xử lý chất thải) ...

ĐĂNG KÝ SỔ CHỦ NGUỒN THẢI CHẤT THẢI NGUY HẠI

Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hoạt động phát sinh CTNH thì phải đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại với Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở phát sinh CTNH theo đúng Thông tư 36/2015/TT-BTNMT...

KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (KBM)

Tại sao phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường? Để đánh giá được Dự án có khả năng gây ra các tác động tiêu cực cho môi trường trong quá trình thực hiện hay không.

QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Quy trình quan trắc môi trường lao động theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP...