GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
Loading...
GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Liên hệ
Giấy phép môi trường được xác định là văn bản do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ban hành cho phép chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh vận hành toàn bộ hoặc một phần công trình dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh với các yêu cầu, điều kiện bảo vệ môi trường cụ thể...
tư vấn báo giá
  • Chia sẻ qua viber bài: GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
  • Chia sẻ qua reddit bài:GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

MÔ TẢ CHI TIẾT

Giấy phép môi trường là một công cụ quản lý có tính thống nhất và pháp lý cao để giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động bảo vệ môi trường đối với các dự án trong giai đoạn thực hiện (xây dựng, vận hành thử nghiệm, vận hành thương mại) và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động.

Thay thế các giấy phép thành phần “con”

Theo quy định tại dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), TTHC cấp giấy phép môi trường (GPMT) sẽ thay thế nhiều TTHC đối với dự án mà tổ chức, cá nhân đang phải thực hiện nay như:

+ Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường

+ Giấy phép xả thải vào nguồn nước

+ Giấy phép xả khí thải

+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu+

Giấy phép xử lý chất thải nguy hại

+ Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại; phương án bảo vệ môi trường; kế hoạch quản lý môi trường...

Trong dự thảo Luật, TTHC cấp GPMT được quy định thực hiện trước khi dự án đi vào vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải (đối với trường hợp dự án thuộc đối tượng vừa phải thực hiện ĐTM, vừa phải có GPMT) hoặc trước khi thẩm định cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp dự án không phải thực hiện ĐTM. Quy định này bảo đảm các yêu cầu môi trường được xác định rõ ràng trước khi tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động phát thải của dự án, đồng thời, cũng tương thích với quy định của pháp luật về xây dựng nhằm tránh việc các tổ chức, cá nhân phải tiến hành TTHC điều chỉnh giấy phép xây dựng nhiều lần khi phải cải tạo, nâng cấp các công trình để đáp ứng yêu cầu phát thải, bảo vệ môi trường của cơ quan quản lý về môi trường nếu cấp GPMT sau.

Mọi dự án, cơ sở phát sinh chất thải đều phải có GPMT

Theo quy định của dự án Luật, mọi dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải đều phải có GPMT, trừ một số trường hợp như cơ quan, trường học; dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô nhỏ, ít ảnh hưởng đến môi trường trong giai đoạn thực hiện dự án và không phát sinh chất thải hoặc chỉ phát sinh chất thải thông thường với khối lượng nhỏ được xử lý bằng các công trình, thiết bị xử lý tại chỗ đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc phát sinh chất thải sinh hoạt được quản lý theo quy định của địa phương...

Tuy vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC cấp GPMT, dự án Luật đã thiết kế 2 loại GPMT, gồm: GPMT chi tiết và GPMT đơn giản, phụ thuộc vào quy mô phát thải, loại hình sản xuất, mức độ gây ô nhiễm của dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Tương ứng với đó, thủ tục cấp GPMT cũng quy định theo 2 mức với thành phần hồ sơ, trình tự, thủ tục, cách thức thực hiện, yêu cầu điều kiện... khác nhau. Trong dự án Luật, các nội dung này hiện quy định mang tính nguyên tắc, sẽ được cụ thể hóa trong Nghị định hướng dẫn của Chính phủ.

Ngoài ra, dự án Luật đã quy định rõ các nội dung về thẩm quyền cấp phép, nội dung của giấy phép, nguyên tắc, căn cứ cấp phép, quyền và nghĩa vụ của chủ giấy phép, tương quan giữa giấy phép môi trường và các công cụ quản lý môi trường khác có liên quan, các thủ tục hành chính được giảm thiểu với chính sách GPMT

Với đội ngũ chuyên viên kinh nghiệm nhiều năm, công ty TNHH môi trường Kaizen đã tư vấn các phương án tối ưu cho các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai và các tỉnh lân cận về các vấn đề môi trường, hoàn thành hồ sơ trình nộp lên cơ quan chức năng.

Anh/Chị hãy liên hệ tới Công ty TNHH  Môi Trường Kaizen để được tư vấn hướng dẫn chi tiết

Di Động: 0985 879 895 (Mr.Thanh)  0987 993 798 (Mr. Thân)

Emai: cskh@ekaizen.com.vn

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH

Theo quy định tại Điều 91, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, các khí nhà kính chính là carbon dioxide (CO2), methane (CH4) và nitrous oxide (N2O). Các khí có hàm lượng thấp nhưng có tiềm năng cao gây hiệu ứng nhà kính là hydrofluorocarbons (HFCS), perfluorocarbons (PFCS), sulphur hexafluoride (SF6) và nitrogen, trifluoride (NF3). Kiểm kê khí nhà kính là một trong những nội dung giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

GIẤY XÁC NHẬN HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường là Nghiệm thu các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường, trước khi hết thời hạn vận hành thử nghiệm 30 ngày.

LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (DTM)

Để làm được báo cáo đánh giá tác động môi trường chúng ta cần nắm được...

VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Vận hành thử nghiệm: là  quá trình hoạt động để đánh giá sự phù hợp  và đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật về chất thải của các công trình, thiết bị xử lý: nước thải, bụi, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại (gọi chung là công trình xử lý chất thải) ...

LẬP BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (BCCTBVMT)

Theo các quy định trước đây, các doanh nghiệp khi đi vào hoạt động phải thực hiện rất nhiều loại báo cáo môi trường trong 01 năm. Đồng thời những báo cáo môi trường này phải nộp cho nhiều cơ quan quản lý nhà nước khác nhau với tần suất báo cáo khác nhau...

ĐĂNG KÝ SỔ CHỦ NGUỒN THẢI CHẤT THẢI NGUY HẠI

Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hoạt động phát sinh CTNH thì phải đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại với Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở phát sinh CTNH theo đúng Thông tư 36/2015/TT-BTNMT...

KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (KBM)

Tại sao phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường? Để đánh giá được Dự án có khả năng gây ra các tác động tiêu cực cho môi trường trong quá trình thực hiện hay không.

QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Quy trình quan trắc môi trường lao động theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP...